Nguồn: Flickr |
Thực tế đã chứng minh sự hiệu quả của cơ chế này: không thể có đủ thủ thư trên thế giới để mà dõi theo, chăm sóc thư viện 3 tỷ bức ảnh của Flickr được. Upload, chia sẻ, tìm kiếm, phân loại hình ảnh chưa bao giờ gần gũi và hướng người dùng đến vậy.
2. Delicious
Tiền thân là del.icio.us, Delicious khởi thuỷ như một Flickr dành cho "bookmarks" (Cả Flickr lẫn Delicious đều thuộc sở hữu của Yahoo). Tuy nhiên theo thời gian, trang web này đã xích lại gần chức năng của một công cụ tìm kiếm hơn. Bạn lọc qua các nhãn dán (tag) của Delicious để thu hẹp những loại nội dung mà mình muốn tìm kiếm. Lấy thí dụ, nếu như bạn nhập "tìm kiếm", "hack" và "phổ biến" vào, bạn sẽ nhận được một trang "đầu mối" đầy hứa hẹn, bao gồm cả Googlism.com.
3. Popurls
Điều khó nhất khi đọc tin tức thời sự trên mạng là dõi theo các diễn biến tiếp theo của sự kiện. Đầu tiên, tính năng đánh dấu trên nền trình duyệt ra đời, song bạn sẽ phải theo dõi đường link liên tục. Kế đến, con người phát minh ra kênh RSS, với nhiệm vụ đưa tin tức tới tận màn hình chủ sau khi bạn đăng ký nhận feed từ những website mà mình yêu thích. Tuy nhiên, với những người bận rộn thì tình hình chẳng có gì thay đổi. Thông tin cứ chất đống và không được đọc.
Đó là lúc popurls can thiệp. Bằng cách kéo tất cả các tít báo mới nhất, từ những website tin tức lớn nhất, nổi tiếng nhất, cũng như một số nguồn khác như blog và vlog, về một trang web khổng lồ để bạn có thể lướt mắt đảo qua. Bạn sẽ không cần phải cài đặt gì cả. Một trang chủ hoàn hảo để khởi đầu một ngày mới.
4. Twitter
Nguồn: PCW |
5. Skype
Với việc cước phí đàm thoại di động đã trở nên rất rẻ, liệu có ai còn thực sự quan tâm đến VoIP nữa hay không? Câu trả lời là VoIP có sức mạnh để biến kết nối Internet thành một chiếc điện thoại thấy hình (video phone). Với một người dùng bình thường, Skype vẫn luôn là dịch vụ VoIP quen thuộc nhất, dù cho nó là một "khu vườn cấm", tức là để sử dụng được tính năng videophone, bạn cần phải thuyết phục bạn bè của mình đăng nhập Skype theo.
6. Academic Earth
Nguồn: Time |
7. OpenTable
Trang web này đảm trách một công việc tưởng như chẳng có gì đáng nói: đặt bàn tại nhà hàng giúp bạn. Tuy nhiên, OpenTable làm việc này tốt đến mức bạn sẽ tự hỏi trước đây, khi chưa có website thì cuộc sống của bạn như thế nào? Bạn thích ăn món ăn kiểu gì? Bạn muốn vào bàn lúc nào? Hãy nhìn vào các lựa chọn và click vào để đặt chỗ. Thế là xong. Đơn giản vậy thôi. Giá như mọi thứ trên web đều dễ dàng như vậy!.
8. Google
Nguồn: Reuters |
9. YouTube
Nguồn: AP |
10. Amazon
Amazon là một cửa hàng ảo với quy mô khổng lồ, đụng chạm tới gần như tất cả những gì có thể bán được qua mạng. Cũng chính nhờ quy mô đó mà hãng áp dụng được mức giá bán hết sức cạnh tranh. Chất lượng của hàng hoá đảm bảo, kết hợp với chế độ hậu mãi tốt cho phép doanh thu của Amazon liên tục tăng trưởng cao, bất chấp suy thoái kinh tế.
Trọng Cầm (Tổng hợp từ Time)